Nếu ai mê "Phượt " thì chắc chắn không thể bỏ qua địa danh Quần Đảo Bà Lụa. Một điểm tham quan đày những nét hoang sơ và hấp dẫn. Một chuyến đi đến Quần Đảo Bà Lụa chắc chắn sẽ làm thay đổi cách nghĩ về du lịch Kiên Giang- Một tỉnh du lịch không chỉ có mỗi phú Quốc, hà Tiên
Quần đảo Bà Lụa là một quần thể gồm 43 đảo lớn nhỏ thuộc huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang, nơi đây còn khá hoang sơ, cảnh sắc thì không thể chê vào đâu dược nên được nhiều du khách ví như " Vịnh Hạ Long của Phương Nam".
Quần đảo Bà Lụa là một quần thể gồm 43 đảo lớn nhỏ thuộc huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang, nơi đây còn khá hoang sơ, cảnh sắc thì không thể chê vào đâu dược nên được nhiều du khách ví như " Vịnh Hạ Long của Phương Nam".
Cách đến Quần Đảo Bà Lụa
Từ TP.HCM để đi đến quần đảo Bà Lụa các bạn có thể bắt xe đi Hà Tiên rồi xin xuống ở ngã ba Ba Hòn (hoặc ra đến Hà Tiên bắt taxi, xe ôm ra ngã ba Ba Hòn).
Từ ngã ba Ba Hòn, các bạn di chuyển vào khu du lịch chùa Hang. Tại đây ra bến tàu mua vé đi quần đảo Bà Lụa.
Tàu đi quần đảo Bà Lụa là loại tàu thường, tàu thường dừng ở Hòn Heo. Hòn Heo là hòn đảo đông dân cư nhất trên quần đảo.
Ngủ nghỉ ở đâu?
Nơi đây còn khá hoang sơ nên không có nhà nghỉ khách sạn, ngủ lại trên đảo là lưa chọn duy nhất. Bạn chuẩn bị võng, lều bạc, túi ngủ, đèn pin, hộp quẹt, dao xếp, nước suối, thuốc dự phòng cá nhân và ít mì tôm... Thường thì chủ tàu có soong, nồi, gạo, thức ăn đem theo. Nhậu trên bè cá nuôi neo đậu gần bờ cũng rất thú vị.
Bạn cũng có thể xin ngủ ở nhà dân, dân ở đây rất nhiệt tình, họ sẽ vui vẻ cho bạn ngủ nhờ mà không tính bất kỳ phí gì. An ninh thì bạn cứ yên tâm, ngủ không cần cài cửa.
Tham quan vui chơi ở quần Đảo Bà Lụa
Để đi thăm quan các biển đảo ở Bà Lụa, khám phá các hòn đảo hoang sơ, trải nghiệm cuộc sống của ngư dân các bạn có thể liên hệ với ngư dân địa phương để thuê tàu tham quan.
Do quần đảo Bà Lụa có rất nhiều đảo, rất khó có thể đi hết tất thảy các đảo vì vậy thông thường du khách chỉ lựa chọn một vài hòn đảo đẹp. Ba Hòn Đầm (gồm Hòn Đàm Dương, hòn Đước, hòn Giếng) là nơi được nhiều du khách ghé khám phá. Tại đây có bãi tắm đẹp, có rất nhiều loại hải sản tươi ngon như: cá, ghẹ, mực, cua, nhum, ốc...
Lịch trình tham quan Quần đảo Bà Lụa như sau:
Bắt tàu ở Chùa Hang ghé bãi tắm gần Hòn Rễ Lớn và Hòn Rễ Nhỏ, tắm biển câu cá khoảng một tiếng sau lên tàu đi hang Tiền, tiếp tục đi Ba Hòn Đầm, đây là điểm tham quan chính, thõa sức tắm biển, tự mình mò cua bắt óc và chế biến thức ăn. Trên đường về ghé chơi ở Hòn Heo.
Ăn uống trên đảo
Trải nghiệm cuộc sống của một ngư dân, thưởng thức các loại hải sản do chính mình khai thác và chế biến giữa biển trời mây nước mênh mông sẽ mang lại rất nhiều cảm giác thú vị.
Thực đơn tươi sống thường có như gỏi cá cơm, canh chua cá bớp, mực trứng nướng, ốc vú nàng tái chanh, cháo hàu...
Mua cá của chủ bè rồi cùng chủ nướng tại chỗ lai rai nghe kể chuyện về biển rất hấp dẫn. Trên đảo, bạn có thể “cải thiện” bằng cách như đi cạy hàu, mò bắt ốc cờ, ốc vá ở những gành đá. Hoặc bạn cũng có thể tìm mua cá, tôm cua, ốc của người dân trên đảo luôn sẵn có. Dừa có trồng khá nhiều trên triền các đảo, nước ngọt lịm, thanh thao, mát lành.
Bữa ăn chiều trên đảo rất ấn tượng, bên bếp lửa than hồng, nghe sóng biển vỗ ầm ì, tung bọt trắng xoá vào những ghềnh đá, du khách có cảm tưởng mình như là Robinson sống giữa mênh mông biển cả hoang vu đầy lãng mạn.
Danh sách một số đảo
Hòn Heo (đảo lớn nhất)
Hòn Ba Rồ
Hòn Bờ Đập
Hòn Chướng
Hòn Dê
Hòn Dứa
Hòn Đá Bạc
Hòn Đầm Lớn
Hòn Đầm Dương
Hòn Đầm Giếng
Hòn Đồi Mồi
Hòn Đụng
Hòn Đước
Hòn Khô Cát
Hòn Lò 1
Hòn Lò 2
Hòn Lò 3
Hòn Ngang
Hòn Nhum Bà
Hòn Nhum Giếng
Hòn Nhum Ông
Hòn Nhum Tròn
Hòn Ông Triều 1
Hòn Ông Triều 2
Hòn Ông Triều 3
Hòn Sơn Tế 1
Hòn Sơn Tế 2
Hòn Thạch Mỏng
Hòn Thơm 1
Hòn Thơm 2
Hòn Thơm 3
Đảo Bà Lụa nằm trên vịnh Thái Lan, mang theo vẻ đẹp vừa nguyên sơ vừa có nét quyến rũ đến bí ấn, đang là địa điểm du lịch biển lý tưởng.
Quần đảo Bà Lụa còn có tên là Bình Trị, thuộc địa bàn hai xã Sơn Hải và Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Bà Lụa nằm ngoài khơi của mũi Hòn Chông, kề sát đất liền với khoảng 45 đảo đá vôi lớn nhỏ khác nhau, trong đó phải kể đến như Hòn Một, Hòn Lô Cốc, Hòn Đá Lửa, Hòn Heo, Hòn Đá Bạc, Hòn Rễ Lớn, Hòn Rễ Nhỏ, Hòn Nhum Bà, Hòn Ngang…
Bà Lụa còn có tên là Bình Trị, thuộc tỉnh Kiên Giang.
Tổng diện tích khoảng 100 ha, độ cao trung bình dưới 100 m, nằm cách nhau từ 100 - 3.000 m. Hiện có khoảng 10 đảo có dân sinh sống với khoảng 2.300 người. Những đảo này cũng là cơ sở tạm trú của ngư dân từ các nơi đến khai thác, chế biến hải sản. Nguồn nước ngọt sinh hoạt lấy từ một số giếng đào và các bể dự trữ nước mưa. Vào cuối mùa khô, phần lớn nước uống phải vận chuyển từ đất liền ra. Nhóm đảo này còn được mệnh danh là "Tiểu Hạ Long" của phương Nam.
Với vẻ đẹp hoang sơ nhưng cũng cực kì lãng mạn, chùm đảo này được mệnh danh là "Tiểu Hạ Long" của phương Nam.
Quần thể đảo này gồm khoảng 42 đảo lớn, nhỏ ngoài khơi, trên một diện tích biển khoảng 70 km², ở vị trí cách mũi Hòn Chông – Bình An, khoảng 7km về phía Tây và cách Ngã Ba Hòn 15 km về hướng Đông.
Có nhiều tư liệu ghi chép cho rằng quần đảo Bà Lụa hội tụ 42 đảo lớn, nhỏ khác nhau.
Theo nhiều tư liệu khoa học, quần đảo này cấu tạo từ đá trầm tích Paleozoi hạ-trung.Quần đảo này là đoạn cuối của dãy Tà Lơn (Campuchia) bị sụt lún hướng theo sự vận động của thời kì tạo sơn của dãy Himalaya cách đây nhiều trăm triệu năm Ngoại trừ hòn Heo thì các đảo nơi đây có độ cao không quá 100 m. Dân cư tập trung trên các đảo như hòn Heo, hòn Ngang và hòn Nhum. Xung quanh quần đảo Bà Lụa là vùng biển nước nông; ở nhiều nơi, người ta có thể đi bộ từ đảo này sang đảo khác lúc nước ròng mà nước biển ngập không quá lưng người lớn. Chính địa hình lý tưởng này đã biến quần đảo này trở thành địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng hấp dẫn.
Những đặc trưng địa lý đầy thú vị khiến quần đảo này trở thành địa điểm du lịch mới đầy hấp dẫn.
Cái tên độc đáo của quần thể đảo Bà Lụa có rất nhiều cách lý giải. Có nguồn cho rằng Bà Lụa là tên của một vị nữ tướng hậu cần đã lập xưởng dệt lụa trên đảo này để cung cấp cho nghĩa quân Nguyễn Trung Trực . Nguồn khác giải thích rằng một người Pháp có tầm ảnh hưởng lên chính quyền thuộc địa đã đến khai thác vùng này, và bà vợ người Việt gốc Hoa của ông có tên là Bà Lụa.
Có nhiều lời giải thích cho cái tên của đảo, quần đảo Bà Lụa.
Giấy tờ, chủ quyền đất đai đều do bà đứng tên, từ đó quần đảo có tên là Bà Lụa. Lại có nguồn cho rằng khoảng năm 1858, một ông quan lớn lấy được một bà vợ có nhan sắc và tính tình hiền hậu. Bà tìm nơi bình yên, lánh xa chốn quan trường và cuối cùng đã dừng chân tại đây. Hàng ngày bà nuôi tằm, dệt lụa và từ đó người ta đặt tên quần đảo theo nghề của bà. Dù giải thích theo cách nào đi nữa thì cảnh quan thiên nhiên mang nét gì đó “nữ tính” mà cổ điển của chuỗi đảo đẹp lung linh trên biển rộng này cũng sẽ khiến rất nhiều người hài lòng với cách gọi mang đậm yếu tố lịch sử và văn hóa này.
Đảo Bà Lụa đẹp ngỡ ngàng với nét đẹp hoang sơ và trong lành
Hòn Heo là đảo lớn nhất của quần đảo Bà Lụa. Đây là một đảo nhỏ có chu vi khoảng 7 km và diện tích vào khoảng 1,5 km². Cái tên này cũng có nguồn gốc rất đặc biệt. Nơi đây vào thời kháng chiến chống Pháp từng là trại nuôi lợn của thực dân Pháp.
Trong số trên 40 đảo của quần đảo Bà Lụa chỉ có 10 đảo có cư dân sinh sống. Những hòn đảo do dân bản địa đặt tên tuỳ theo hình dạng, cùng với những truyền thuyết, giai thoại như: Hòn Heo, Hòn Dê, Hòn Ngang, Hòn Đước...
Du lịch ngày càng mở rộng ở quần đảo xinh đẹp và đầy tiềm năng .
Biển xung quanh quần đảo Bà Lụa là biển nông, nhiều nơi nước ròng có thể đi được từ đảo này sang đảo khác, nước ngập không quá lưng người lớn. Bãi biển Bà Lụa với toàn sỏi lớn nhỏ với hình dáng là và màu sắc khác nhau. Thuỷ, hải sản ở đây rất phong phú đặc trưng như: cá mú, cá bóp, cá hường... Trên các đảo của quần đảo Bà Lụa có rất nhiều cây thuốc Nam quý hiếm. Ở Hòn Nhum còn có khá nhiều kỳ đà, trăn, rắn, cùng với một số loài chim sống ở rừng và biển, tạo nên sự đa dạng về sinh học. “Lấu lấu” là loài chim lạ, giống như chim hoạ mi, hót vang cả núi rừng khi bình minh ló dạng trên biển...
Những chú chim bói biển xinh đẹp là loài động vật thường thấy ở quần đảo này.
Những cây lạ như thế này có rất nhiều ở đảo Bà Lụa.
Hãy lưu ý những lưu ý như sau để có một chuyến đi tới "đảo hoang' thực sự ý nghĩa và vui vẻ.
Đi lại
Muốn ra chơi quần đảo Bà Lụa, bạn phải tới bến tàu khu du lịch Chùa Hang - Hòn Phụ Tử thuộc xã Bình An (Kiên Lương). Từ đây, bạn có thể thuê tàu ra khám phá vùng biển, đảo còn rất hoang sơ này. Mỗi đảo thường có vài mươi hộ dân sinh sống, cá biệt có đảo chỉ có một gia đình.
Giá thuê tàu ở đây là 3,5 triệu cho chiếc tàu 25 khách, nếu đoàn số lượng 5 khách có thể thuê cano với giá 2,5 triệu đi chỉ mất 30 phút.
Dịch vụ cho thuê tàu có nhận đặt ăn cho khách du lịch với số lượng đoàn lên đến 200 khách. Nếu muốn qua đêm trên Quần Đảo Bà Luạ - Ba Hòn Đầm thì thuê liều ngu qua đêm, lưu ý buổi tối ko có điện và ngủ trên liều ngoài bờ biển.
Liên Hệ: 0772630000 - 0944440235
Dịch vụ cho thuê tàu có nhận đặt ăn cho khách du lịch với số lượng đoàn lên đến 200 khách. Nếu muốn qua đêm trên Quần Đảo Bà Luạ - Ba Hòn Đầm thì thuê liều ngu qua đêm, lưu ý buổi tối ko có điện và ngủ trên liều ngoài bờ biển.
Liên Hệ: 0772630000 - 0944440235
Thuê thuyền ra khám phá quần đảo Bà Lụa là một sự lựa chọn không tồi.
Ăn ở
Bạn có thể mang theo lều, võng và cắm trại trên đảo vì đảo có rất nhiều bãi biển tuyệt đẹp, địa hình hạ trại rộng rãi, thoáng mát... hoặc xin ngủ nhờ nhà người dân. Nếu tự cắm trại, ngoài chuẩn bị võng, lều bạt, túi ngủ bạn nên mang theo đèn pin, hộp quẹt, dao xếp, nước suối, thuốc dự phòng cá nhân và ít mì tôm…
Bạn có thể trang bị những vật dụng thiết yếu cho một buổi cắm trại để thưởng thức cuối tuần bên bờ biển.
Thường thì chủ tàu có sẽ có xoong, nồi, gạo, thức ăn đem theo và bạn có thể mượn. Khi đến nơi, bạn có thể mua cá của chủ bè rồi cùng chủ nướng tại chỗ lai rai nghe kể chuyện về biển rất hấp dẫn. Thực đơn tươi sống thường có như gỏi cá cơm, canh chua cá bớp, mực trứng nướng, ốc vú nàng tái chanh, cháo hàu...
Và đảm bảo hải sản tươi sống ngon bổ trên quần đảo này sẽ không làm bạn thất vọng.
Trên đảo, bạn có thể “cải thiện” bằng cách như đi cạy hàu, mò bắt ốc cờ, ốc vá ở những gành đá. Hoặc bạn cũng có thể tìm mua cá, tôm cua, ốc của người dân trên đảo luôn sẵn có. Dừa có trồng khá nhiều trên triền các đảo, nước ngọt lịm, thanh thao, mát lành.
Thăm quan xung quanh đảo
Bà Lụa là một trong những cảnh đẹp thu hút nhiều khách du lịch ở tỉnh Kiên Giang. Quần đảo có nhiều đảo nhỏ, ở mỗi đảo có nhiều hang động để khám phá. Các hòn đảo ở đây hầu hết thuộc dạng núi đá vôi, có độ cao sàn sàn dưới 100 m, lô nhô quần tụ ngoài khơi Hòn Chông.
Mỗi hòn đều có tên riêng, gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết: Hòn Một, Hòn Nhum, Hòn Ngang, Hòn Lô Cốc... Núi non thiên hình vạn trạng, kết quả của sự hoà tan, xâm thực từ nước mưa, sóng biển, nước ngầm, trải qua hàng trăm triệu năm.
Mỗi hòn đều có tên riêng, gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết.
Điểm đầu tiên trong chuyến thám hiểm quần đảo là Hòn Rễ Lớn và Hòn Rễ Nhỏ. Hai đảo cát này được xem là tiền đồn trấn giữ cho quần đảo. Trên đảo, bãi cát trắng phau, nằm thoải thoải dưới hàng dừa xanh rợp bóng. Biển ở đây quanh năm xanh thẳm. Khu vực gần mép đảo, nước trong leo lẻo, ngồi trên thuyền có thể nhìn rõ từng đàn cá nhởn nhơ dưới biển.
Công ty Du lịch tỉnh Kiên Giang, đã đầu tư 8 tỷ đồng xây dựng khu du lịch Hòn Rễ Nhỏ, nhằm tạo một khu vực vui chơi, thư giãn, nghỉ ngơi, đồng thời tổ chức các dịch vụ tắm biển, câu cá và các trò chơi thể thao trên biển. Sẽ có canô, du thuyền đưa đón du khách từ đất liền đến Hòn Rể Nhỏ, tham quan quần đảo Bà Lụa.
Ngoài thiên nhiên hoang dã sẵn sàng cho bạn khám phá, đảo Bà Lụa còn có những trò chơi trên biển đầy thú vị.
Điểm đến tiếp theo là Hang Tiền. Đây là một hang động do đá vôi tạo thành, có chiều dài 150 m xuyên qua lòng trái núi theo trục Tây Nam - Đông Bắc. Tương truyền, Nguyễn Ánh khi chạy loạn đến đây giấu nhiều tiền kẽm và của cải. Lại có thuyết cho rằng, đây là nơi đúc tiền của Mạc Thiên Tích. Ngày nay, thỉnh thoảng vẫn tìm thấy những đồng tiền thời Nguyễn, do đó người dân ở đây gọi là Hang Tiền. Du khách thăm động thường vào cửa Tây Nam, để khi ra có dịp đắm mình ở một bãi tắm thơ mộng hoang sơ.
Hòn Heo cũng là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách, bởi đây là trung tâm của xã đảo Sơn Hải. Muốn đến đây, du khách phải đón tàu ở bến sông Ba Hòn. Hòn Heo có diện tích khoảng 150 ha với chu vi khoảng 7 km. Trên đảo có một làng chài với khoảng 400 hộ. Từ trung tâm làng chài, theo chiều ngược kim đồng hồ, vừa ra khỏi làng chài đã gặp ngay bãi biển.
Bãi biển hoang sơ với những dải sỏi chìm trong nước trong veo.
Bãi cát không đẹp nhưng nhờ nằm giữa biển và vạt rừng nguyên sinh nên rất hoang sơ. Đi hết bãi cát dài khoảng 500 m là đá và những bãi đá cuội, đá ong với cấu tạo địa chất đa dạng, muôn hình vạn trạng. Thỉnh thoảng lại gặp một ngôi mộ nằm hiu quạnh giữa rừng cây sát mép biển, gợi nỗi buồn khó tả. Đến Hòn Heo ở lại qua đêm không cần tìm phòng trọ, cứ đến bất cứ nhà nào xin ngủ nhờ đều được chấp nhận. Điều đặc biệt là đêm đến, người ta cũng không cần phải đóng cửa đề phòng trộm cắp, giấc ngủ của người dân trên đảo thật yên bình.
Để đi thăm quan các biển đảo ở Bà Lụa, khám phá các hòn đảo hoang sơ, trải nghiệm cuộc sống của ngư dân các bạn có thể liên hệ với ngư dân địa phương để thuê tàu tham quan.
Bạn có thể liên hệ với người dân nơi đây để thuê tàu tham quan, khám phá đảo.
Do quần đảo Bà Lụa có rất nhiều đảo, rất khó có thể đi hết tất các đảo vì vậy bạn chỉ nên lựa chọn một vài hòn đảo đẹp. Ba Hòn Đầm (gồm Hòn Đàm Dương, hòn Đước, hòn Giếng) là nơi được nhiều người ghé khám phá. Tại đây có bãi tắm đẹp, có rất nhiều loại hải sản tươi ngon như: cá, ghẹ, mực, cua, nhum, ốc...
Bình minh và hoàng hôn và trên quần đảo Bà Lụa là những thời khắc đẹp nhất của thiên nhiên. Bạn sẽ thấy mặt trời mọc và lặn xuống biển với ráng hồng tuyệt đẹp. Hàng trăm tàu đánh cá neo đậu ở các vịnh đảo núp gió, nghỉ ngơi khi chiều về, cũng có những chiếc đang lênh đênh giữa mênh mông biển trời.
Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn cùng người thân, bạn bè tới thưởng thức một cuối tuần trong lành nơi đây.
Nếu bạn may mắn, trên hành trình vượt biển, bạn có thể nhìn thấy bầy cá heo còn gọi là “ông Nược” bơi đua, đùa giỡn và nhào lộn theo tầu. Người dân kể, cá heo và các cúi (Dugong) vẫn còn và thường xuất hiện ở vùng biển Bà Lụa - Hòn Nghệ - Phú Quốc. Chúng có vẻ thân thiện với con người.
Nhìn cuộc sống nơi đây, chắc bạn sẽ không khỏi ao ước có một ngày mình trở thành “chúa đảo”. Sống một cuộc đời giản dị, không hẳn tách biệt với thế giới bên ngoài, nhưng rất riêng tư và bình yên, thanh thản giữa thiên nhiên trong lành. Và bạn sẽ cảm thấy lưu luyến không muốn rời đảo khi thuyến đến đón vào ngày hôm sau.
Ấn tượng với bãi biển dài, nước biển trong, sản vật tuyệt vời và cả tình người đôn hậu nơi đây sẽ khiến nhiều du khách quay lại nơi đây một lẫn nữa.
Trở về sau chuyên du lịch quần đảo Bà Lụa này, du khách sẽ khó có thể ngủ yên vì nhung nhớ cảnh sắc hoang sơ và nụ cười thân thiện của người dân nơi đây. Nếu bạn đã từng du lịch Hà Giang hay du lịch Sapa ngoài Bắc, hay quần đảo Bà Lụa Kiên Giang thì những dấu ấn đặc trưng của các dân tộc hay cộng đồng người với tính cách giản dị, chất phác và lương thiện nơi đây, bạn sẽ có thể lý giải điều làm nên thành công của những địa điểm du lịch này.