Đến với đảo Phú Quý du khách không chỉ ấn tượng bởi những cảnh đẹp thiên nhiên, những di tích lịch sử văn hóa mà còn bị lôi cuốn bởi những món ăn đặc sản vùng biển được chế biến từ những hải sản tươi sống mang hương vị rất riêng tuy không cầu kì hoa mỹ, nhưng chính những thứ đó đã để lại cho du khách nhiều ấn tượng khó phai.
Cua mặt trăng
Đặc điểm của loài cua này là màu sắc rất độc đáo.Trên lưng cua có nhiều hình tròn màu đỏ đậm, pha vào màu hồng tươi. Vì những hình thù trên lưng cua tròn, nên người dân trên đảo ví nó như hình mặt trăng và đặt tên cho nó cái tên rất lạ là cua Mặt trăng.
Sở dĩ cua Mặt trăng quý hiếm vì thịt của nó rất săn chắc, nhiều đạm và thơm, ngon đến kỳ lạ. Khách đến đảo Phú Quý, nếu từng một lần được “xơi” món hải sản này khi nó vừa được hấp hoặc trên lò than nướng đem ra, sẽ không thể nào quên.
Cua Mặt trăng hấp, hoặc nướng chấm muối tiêu chanh thì không còn gì ngon bằng. Bây giờ không phải quán nhậu nào trên đảo cũng có cua Mặt trăng. Khách đến đảo mà biết hỏi cua mặt trăng tức là đã rất sành điệu về ẩm thực của hòn đảo này.
Giờ đây, cua Mặt trăng là “mốt” ẩm thực mới trên hòn đảo Phú Quý của Bình Thuận. Nếu ai từng một lần đến hòn đảo giàu sang của vùng biển Đông Nam bộ này (cách bờ biển Phan Thiết chừng 58 hải lý) hãy nhớ món hải sản cua Mặt trăng.
Da cá mú bong
Da cá mú bông có gì mà dân gian phong đến hai cái nhất! Nói vui: Da cá mú bông đã được giải khôi nguyên về món ăn! Mời bạn về quê hương cá mú bông mà thưởng thức món ăn đặc biệt này. Mú bông sống ở vùng nước lợ, nơi giao tiếp hai dòng nước mặn ngọt. Con tôm cái ốc ở vùng này ngon nổi tiếng. Thế mà mú bông chỉ xơi toàn mồi sống; tôm rằn, tôm bạc, hay cua mềm, là tinh hoa của những thứ mồi hảo hạng, mú bông ngon ngọt, thơm tho hẳn là điều không mấy ngạc nhiên.
Món ăn sang trọng và khoái khẩu của người phố thị là mú hấp, thường gặp ở đám cưới. Cá hấp thì tất cả hương vị được cô đặc lại trong thịt, trong lòng cá. Cái vị đậm đà, mùi thơm lừng lựng. Cá mú hấp với các vị thuốc bắc gồm: đại táo, câu kỷ, mộc nhĩ, bá hạp, hột sen và một ít bún song thằng, gia thêm ngũ vị hương. Món ăn rất hấp dẫn mà rất Tàu. Họ còn bảo rằng món này bổ tinh lực song ngon nhất vẫn là bộ da.
Những khi được con mú lớn, ngư dân lột lớp da phơi khô, để dành khi giỗ chạp hay có khách quý mới đem dùng. Da cá rất dày có khi đến 1cm. Lột da xong dùng những thẻ tre cật, hai đầu vót nhọn căng rồi đem phơi. Được vài ba nắng, thật khô mới chọn nơi khô ráo để treo. Thỉnh thoảng phơi lại khỏi mốc khi cần bà con cắt một phần, đem thái nhỏ từng miếng bằng mút đũa đem rang cát, ngâm nước một lát, rửa sạch để ráo. Da cá nở phồng như “hủ tiếu”. Lạc rang vàng, rau răm thái nhỏ. Tất cả trộn đều gia vị thêm ớt, tỏi, nước mắm ngon. Mới trông đĩa “bì cá” với sắc vàng bông lốm đốm những mảnh ớt đỏ là đẹp mắt rồi. Động đũa vào bạn mới thấy hết cái lạ lẫm. Miếng da dai dai, thơm mà béo, nhai vài lượt là thấy vị ngọt. Đúng là ngọt đến “chạy tọt xuống bụng”. Bạn không giữ được cái cảm giác “ngậm nghe” đâu. Muốn tận hưởng cái ngon, bạn phải chờ đến miếng thứ hai, thứ ba. Cái hương vị đầu tiên giống như ăn lòng cá tràu (cá quả, cá lóc). Nó vừa dẻo thơm thơm mùi cá, rồi ngòn ngọt, béo béo. Nhấm một tí rượu, tưởng chừng hương vị trôi đi nhưng không, cái dư vị còn đọng lại ở hầu. Thảo nào người sành ăn như cụ Tản Đà đã thẫn thờ đến không muốn ăn khi lỡ tay làm rớt cái bao tử cá tràu.
Cá mú đỏ hấp gừng
Món ăn hải sản dường như là cả một thế giới riêng thu hút người sành ăn. Trong đó Cá Mú đỏ được xem là đặc sản của vùng biển nếu tính về độ thơm ngon, thịt ngọt chắc và hương vị tự nhiên đậm đà khó quên của loài cá này, trong đó đặc biệt hơn cả là món Cá Mú đỏ hấp gừng. Cá Mú được hấp với một ít gừng, hành hoa, nước tương và phải canh lửa sao cho vừa chín tới thì mới còn đủ mùi vị của cá.
Gỏi ốc
Cá mú đỏ hấp gừng
Món ăn hải sản dường như là cả một thế giới riêng thu hút người sành ăn. Trong đó Cá Mú đỏ được xem là đặc sản của vùng biển nếu tính về độ thơm ngon, thịt ngọt chắc và hương vị tự nhiên đậm đà khó quên của loài cá này, trong đó đặc biệt hơn cả là món Cá Mú đỏ hấp gừng. Cá Mú được hấp với một ít gừng, hành hoa, nước tương và phải canh lửa sao cho vừa chín tới thì mới còn đủ mùi vị của cá.
Gỏi ốc
Ốc giác là loại hải sản khá quen thuộc của người dân vùng biển miền Trung. Một con lớn trung bình từ 1,5 đến 2 kg. Từ ốc giác người dân ở đây chế biến ra nhiều món ăn, đơn giản nhất là món ốc giác luộc. Thịt ốc được cạo rửa sạch cho hết chất nhờn, mang luộc chín rồi xắt mỏng chấm nước mắm gừng, tỏi ớt pha sắn rất ngon.
Hấp dẫn hơn là món gỏi ốc giác. Luộc chín ốc rồi cắt sợi, cùng với thịt ba chỉ hoặc thịt lợn nọng (phần cổ) cũng luộc chín, cắt sợi. Đu đủ sống bào mỏng, rau răm cắt nhỏ, hành tây, đậu phộng rang, hành phi… nước mắm, tỏi, ớt, chua, ngọt. Trộn đu đủ, rau răm, hành tây và ốc, thịt luộc, rưới nước giấm đường pha lẫn với nhau rắc đậu phộng và hành phi lên. Ăn kèm với bánh tráng nước, có nhà ăn với bánh phồng tôm
Đến với vùng biển đảo Phú Quý, du khách không những được tham quan, nghỉ dưỡng, câu cá, tắm biển… mà còn có dịp hiểu thêm về nét văn hóa đặc trưng của người dân nơi đây vừa thân thiện, hiền hòa lại mến khách, đặc biệt là được thưởng thức những món hải sản tươi ngon và trở thành những món ăn hấp dẫn đủ làm cho du khách nhớ mãi dù chỉ một lần đến.
Rau câu chân vịt (rau đá)
Loại rau này mọc bám sát xuống mặt rạng đá, san hô cùng các loài rong rêu khác nên các loài cá cũng khó tìm để ăn. Nó phát tán cũng không được mạnh và rộng lắm nên thu hoạch của người đi lấy cũng không cao. Rau sau khi đem từ biển về sẽ được phơi khô rồi để cho dẻo, đập cho dập nát các hạt cát, đá, sạn, đem ngâm nước 3 đến 4 ngày rồi chà rửa sạch sẽ, ngâm lại khoảng 1 ngày nữa rồi vớt ra phơi khô
Rau câu là món ăn rất mát lại vừa bổ, nhất là cho người cao tuổi, khi nhu động ruột kém dần chức năng hoạt động gây táo bón. Những ngày tết, ăn uống nhiều dầu mỡ, dinh dưỡng thiếu chất xơ, ăn rau câu rất có lợi. Cách chế biến rất đơn giản, cho rau câu, đổ vừa nước vào soong nấu sôi cho tan ra, thả vào đó một ít lá me già hay lá non đều được, nấu sôi, gạn bỏ lá me, cho thêm đường vào, tắt lửa, để nguội, ta có một món ăn ngon gọi là xu xoa. Ngoài ra còn dùng làm mứt, kem…
Tour liên Quan
Tour Phan Thiết- Đảo Phú Quý
Đến với vùng biển đảo Phú Quý, du khách không những được tham quan, nghỉ dưỡng, câu cá, tắm biển… mà còn có dịp hiểu thêm về nét văn hóa đặc trưng của người dân nơi đây vừa thân thiện, hiền hòa lại mến khách, đặc biệt là được thưởng thức những món hải sản tươi ngon và trở thành những món ăn hấp dẫn đủ làm cho du khách nhớ mãi dù chỉ một lần đến.
Rau câu chân vịt (rau đá)
Loại rau này mọc bám sát xuống mặt rạng đá, san hô cùng các loài rong rêu khác nên các loài cá cũng khó tìm để ăn. Nó phát tán cũng không được mạnh và rộng lắm nên thu hoạch của người đi lấy cũng không cao. Rau sau khi đem từ biển về sẽ được phơi khô rồi để cho dẻo, đập cho dập nát các hạt cát, đá, sạn, đem ngâm nước 3 đến 4 ngày rồi chà rửa sạch sẽ, ngâm lại khoảng 1 ngày nữa rồi vớt ra phơi khô
Rau câu là món ăn rất mát lại vừa bổ, nhất là cho người cao tuổi, khi nhu động ruột kém dần chức năng hoạt động gây táo bón. Những ngày tết, ăn uống nhiều dầu mỡ, dinh dưỡng thiếu chất xơ, ăn rau câu rất có lợi. Cách chế biến rất đơn giản, cho rau câu, đổ vừa nước vào soong nấu sôi cho tan ra, thả vào đó một ít lá me già hay lá non đều được, nấu sôi, gạn bỏ lá me, cho thêm đường vào, tắt lửa, để nguội, ta có một món ăn ngon gọi là xu xoa. Ngoài ra còn dùng làm mứt, kem…
Tour liên Quan
Tour Phan Thiết- Đảo Phú Quý