GOTOUR- Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh Hội An là một trong những địa điểm tham quan Hội An quan trọng, nơi trưng bày nhiều cổ vật, tư liệu về hệ văn hóa Sa Huỳnh – nền văn hóa đặc sắc có niên đại vài ngàn năm, đã từng có mặt ở miền đất Hội An cổ kính.
Hành trình tham quan khám phá du lịch Hội An Đà Nẵng không chỉ để thượng lãm du ngoạn, mà còn là hành trình tìm về những giá trị lịch sử còn đọng lại ở từng công trình kiến trúc, từng di tích được gìn giữ kỹ lưỡng. Đến thăm Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh Hội An nằm trên đường Trần Phú, du khách có dịp biết nhiều điều giá trị ấy thể hiện qua bao nhiêu hiện vật được khai quật ở Hội An từ năm 1989 đến năm 1995 từ rất nhiều địa điểm khác nhau như Thanh Chiếm, An Bang, Xuân Lâm, Hậu Xá, Đồng Nà.
Nằm ở địa chỉ số 149 đường Trần Phú, bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An tự hào sở hữu trên 1000 hiện vật quý, liên quan đến cư dân cổ thuộc hệ văn hóa Sa Huỳnh. Bộ sưu tập độc đáo và phong phú bậc nhất Việt Nam có niên đại cách đây 2000 năm – cư dân cổ thuộc hệ văn hóa Sa Huỳnh được coi là chủ nhân của tiền cảng thị sơ khai Hội An, có quan hệ thông thương với cả khu vực Đông Nam Á, Nam Ấn Độ và Trung Hoa.
Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh, số 149 đường Trần Phú
Bảo tàng mở cửa từ 7h00 đến 21h00 tất cả các ngày trong tuần để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, vào ngày 10 hàng tháng, bảo tàng đóng cửa để thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ.
Các hiện vật trưng bày tại Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh đều có địa chỉ khảo cổ học đáng tin cậy, cùng với mỗi một cổ vật là hệ thống tài liệu, ảnh chụp…kèm theo, mô tả chi tiết, rõ ràng vị trí của chúng trong lòng đất. Các di tích khảo cổ Sa Huỳnh ở Hội An được phân bố chủ yế trên hệ thống cồn – bàu, men theo các dòng chảy cổ.
Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh trưng bày một số hiện vật được phát hiện ở di chỉ Bãi Ông – Cù Lao Chàm, chứng tỏ từ thời tiền sử, cách đây 3000 năm đã có cư dân bản địa sinh sống.
Đến với bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh là đến với cả một nền văn hóa Việt xa xưa, rất khác biệt và thú vị, cũng là nền móng, là cái nôi cho văn hóa Việt sau này. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua những thông tin sau;
Vào thời Sa Huỳnh, nghề trồng lúa nước, khai thác chế biến sản vật sông – biển, các nghề thủ công như rèn, dệt vải, mộc, làm đồ trang sức…đã phát triển tương đối. Cũng bắt đầu có sự thông thương, mối quan hệ giao lưu buôn bán về kinh tế, văn hóa với các quốc gia láng giềng phía Bắc, phía Nam và khu vực. Chính từ nền văn hóa Sa Huỳnh cũng có thể khẳng định, Hội An là tiền càng thị ở miền Trung Việt Nam.
Hiện vật minh chứng cho văn hóa gốm sứ của nền văn minh Sa Huỳnh
Ngoài ra, bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh còn phản ánh nhiều thông tin khác về táng tục, quan niệm sống chết, nhận thức thẩm mỹ, mối quan hệ giao lưu văn hóa, tình cảm….của cư dân cổ thuộchệ văn hóa Sa Huỳnh trên đất Hội An. Đã dến với Hội An, quý khách hãy dừng chân tại bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh, đề tìm vể nguồn cội, để hiểu hơn về những tập tục văn hóa độc đáo của nguời Việt cổ.
Qua kết quả nghiên cứu di tích lẫn cổ vật, đã cho thấy đặc trưng của Văn hóa Sa Huỳnh là ngo