GOTOUR- Côn Đảo, Một vùng đất với rất nhiều huyền thoại- Một nơi đi dễ khó về. Ngày trước, Khi Côn Đảo khét tiếng với biệt danh " Địa Ngục Trần Gian" nhưng những đổi thây khiến Côn Đảo thành một trong những điểm đến hấp dẫn của ngày hôm nay. Hãy cùng chúng tôi nhìn lại về một Côn Đảo của ngày xưa
Côn Đảo là tên một quần đảo ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách sông Hậu 45 hải lý. Tên Côn Đảo có nguồn gốc Mã Lai từ chữ "Pulau Kundur" nghĩa là "Hòn Bí". Người Âu Châu phiên âm là "Poulo Condor". Sử Việt thì gọi là "Đảo Côn Lôn" có thể cũng từ "Kundur" mà ra.

Ngày 1 tháng 2 năm 1862 Bonard ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo, và từ đó biến Côn Lôn thành nơi giam giữ những người tù chính trị Việt Nam với hệ thống chuồng cọp nổi tiếng. Vì vậy dưới thời Pháp thuộc đã có câu rằng:

Côn Lôn đi dễ khó về
Già đi bỏ xác, trai về nắm xương.

Hình ảnh xưa : Côn Đảo xưa (Poulo-Condore)




Con Dao (13)

Toàn cảnh Côn Đảo

Con Dao (30) 
Một góc đảo 

Con Dao (29)

Hải đăng

Con Dao (18)
Cầu tầu trước Dinh chúa đảo còn gọi là cầu tầu 914 (con số ước tính số người đã chết khi xây dựng cầu tầu) 

Con Dao (25)

Cầu tầu nhìn từ đảo

Con Dao 1

Vận chuyển hàng hoá trên cầu tầu

Con Dao (19)

Bốc dỡ hàng từ tầu 

Con Dao

Khu nhà khách vãng lai còn gọi là Công Quán (nay là lưu niệm nhạc sĩ Pháp ) nằm ngay sát cầu tầu
 Con Dao (22)
  
Dinh Chúa đảo tọa lạc trong khuôn viên nhiều cây xanh 
 Con Dao (9)

Bưu Điện - Trạm Điện tín

Con Dao (2)

Một cơ sở ngư nghiệp

Con Dao (32)

Cảnh sinh hoạt thường nhật trong làng biển An Hải

Con Dao (10)

Ngôi nhà của một quan chức trong khu làng người Chăm

Con Dao (4)

Những "ẩn sĩ" trong khu vườn

Con Dao (23)

Làm đồ mỹ nghệ từ đồi mồi

Con Dao (17)

Cây rừng rập rạp quanh những hồ nước

Con Dao (8)

Rùng rậm quanh tháp khu thanh tra

Con Dao (5)

 Phân phối nước sạch cho khu người Âu

Con Dao (28)

Con đường giữa doanh trại và nhà tù

Con Dao (11)

Bán chuối và dừa ở cổng doanh trại

Con Dao (35)

Khu trại của lính Matas (mã tà - lính cảnh sát địa phương)

Con Dao (24)

Bên trong đồn cảnh binh Côn Đảo

Con Dao (27)

Lính Pháp chụp ảnh lưu niệm gửi về cho gia đình với tấm biển "Sourvenir de Poulo-Condore" 

Con Dao (6) 
Một nhóm nghệ sĩ chụp ảnh kỉ niệm trên đảo 

Con Dao (20)

Lối vào nhà tù
Con Dao (21)

Tù nhân tách hạt tiêu và làm sạch vỏ cà phê ở lối vào của nhà tù

Con Dao (15)

Nghề thủ công trong trại giam

Con Dao (3)

Tưới rau

Con Dao (14)

Bữa ăn của tù nhân 

Con Dao (12)

Khu biệt lập "chuồng bò"  

Con Dao (16)

Thanh toán tiền hàng tháng cho các tù nhân 
 Con Dao (7)

Diễn tuồng ngày Tết trong trại giam



Bức phù điêu miêu tả cảnh tù nhân vượt biển khỏi Côn Đảo
Theo nguồn: Namrom64.blogspot.com
Tham khảo thêm những hình ảnh về Côn Đảo
Bộ ảnh ghép Côn Đảo xưa và nay

Để kỷ niệm 41 năm ngày thống nhất đất nước (30/4) và giải phóng Côn Đảo (1/5), tác giả đã thực hiện ghép ảnh tư liệu Côn Đảo sưu tầm tại bảo tàng và internet với cảnh Côn Đảo hiện tại. Trên ảnh là một góc Cầu tàu 914, được khởi công xây dựng năm 1873.
Bộ ảnh ghép Côn Đảo xưa và nay
So với trước, cầu tàu đã được kè chắn kiên cố và mở rộng hơn. Đây là nơi tù nhân bị thực dân Pháp bắt khai thác đá từ chân núi Chúa mang về để xây dựng và 914 là con số ước lệ số người đã ngã xuống trong quá trình lao động khổ sai.
Bộ ảnh ghép Côn Đảo xưa và nay
Qua hàng trăm năm, nhiều nơi ở Côn Đảo không có nhiều thay đổi so với trước, vẫn vẻ đẹp hoang sơ của cát trắng và biển xanh, ví dụ như bến ghe câu...
Bộ ảnh ghép Côn Đảo xưa và nay
... hay đường đi Bến Đầm, nhưng đường đất, nơi này đã được trải nhựa và mở rộng dễ đi hơn.
 Bộ ảnh ghép Côn Đảo xưa và nay
Nhiều công trình kiến trúc cũ được bảo tồn nguyên vẹn nhưng đã thay đổi công năng. Ví dụ như tòa Hành chính trước đây, nay là Ban quản lý Di tích Côn Đảo.
Bộ ảnh ghép Côn Đảo xưa và nay
Ty Ngân Khố nay là phòng tài chính kế hoạch của huyện.
Bộ ảnh ghép Côn Đảo xưa và nay
Biệt thự giám thị Pháp, nay là khách sạn Sài Gòn Côn Đảo. Khu này có 36 phòng ngủ, được cải tạo từ các villa do người Pháp xây dựng vào những năm 1920.
Bộ ảnh ghép Côn Đảo xưa và nay
Người tù bị bệnh trong phòng giam.
Bộ ảnh ghép Côn Đảo xưa và nay
Mít tinh mừng giải phóng trước Dinh tỉnh trưởng Côn Sơn, ngày 4/4/1975. Nơi đây có tới 53 đời chúa đảo trong suốt 113 năm địa ngục trần gian. Hiện nay di tích Dinh Chúa Đảo là một trong những điểm tham quan thu hút du khách đến để tìm hiểu về lịch sử Côn Đảo.
Bộ ảnh ghép Côn Đảo xưa và nay
Ngày 15/5/1975, gần 2.000 cán bộ chiến sĩ cách mạng bị địch bắt giam ở Côn Đảo được trở về đất liền.
Bộ ảnh ghép Côn Đảo xưa và nay 
Con đường ven biển xưa kia nay khang trang hơn khi được làm kè, trải nhựa nhưng những hàng cây cao vút vẫn còn đó, hiên ngang.
Tư liệu của Baomoi.com
55 tấm ảnh được tổng hợp từ nhiều bức ảnh khác nhau nói về Côn Đảo xưa và nay sẽ được giới thiệu tại triển lãm “Côn Đảo xưa và nay” tại Bảo tàng Đà Nẵng.
Triển lãm mang đến cho độc giả những góc nhìn về Côn Đảo xưa, từ những bữa cơm tù, giấc ngủ trong nhà giam chuồng cọp kiểu Pháp; chuồng cọp kiểu Mỹ; khu biệt lập, kiến trúc trại giam Cỏ Ống Mỹ - ngụy; bệnh xá; những kiểu tra tấn đánh đập dã man của thực dân Pháp;… cho đến Côn Đảo nay với sự phát triển về mọi mặt: kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, du lịch biển đảo. Vượt lên những khó khăn để trở thành một vùng đất tươi đẹp, trù phú.
Ngam Con Dao xua va nay qua 55 buc anh - Anh 1
Bên cạnh cung cấp cho độc giả những cái nhìn khái quát nhất về Côn Đảo, triển lãm còn mong muốn giới thiệu đến du khách và người dân Đà Nẵng có thể hiểu sâu hơn về lịch sử đấu tranh của một nhà tù lớn nhất, dã man nhất và lâu đời nhất trong hệ thống nhà tù dưới chế độ thực dân cũ và mới đã hiện hữu tại Côn Đảo (1862 -1975).
“Côn Đảo xưa và nay” tập trung ở ba chủ đề chính gồm Nhà tù Côn Đảo và quá trình đấu tranh của tù nhân qua các thời kỳ (1862 - 1975); Quá trình xây dựng và phát triển Côn Đảo (1975 - 2016) và Tầm nhìn Côn Đảo đến năm 2030.
Chị Nguyễn Kim Thoa, đại diện BTC Bảo tàng Côn Đảo cho biết: “Triển lãm được tổ chức nhân kỷ niệm 41 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2016), kỷ niệm 62 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2016) đồng thời hướng tới kỷ niệm 126 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2016). Sau Đà Nẵng, triển lãm cũng sẽ tiếp tục được tổ chức tại một số địa phương khác như Quảng Trị, Huế, Hội An,…”.
Triển lãm "Côn Đảo xưa và nay" sẽ chính thức diễn ra từ ngày 15/4 đến hết ngày 02/5/2016 tại Bảo tàng Đà Nẵng.
Thethao&vanhoa xin giới thiệu đến độc giả những góc nhìn khái quát về Côn Đảo xưa và nay:
Ngam Con Dao xua va nay qua 55 buc anh - Anh 2
Ngam Con Dao xua va nay qua 55 buc anh - Anh 3
Ngam Con Dao xua va nay qua 55 buc anh - Anh 4
Ngam Con Dao xua va nay qua 55 buc anh - Anh 5
Ngam Con Dao xua va nay qua 55 buc anh - Anh 6
Ngam Con Dao xua va nay qua 55 buc anh - Anh 7
Ngam Con Dao xua va nay qua 55 buc anh - Anh 8
Ngam Con Dao xua va nay qua 55 buc anh - Anh 9
Ngam Con Dao xua va nay qua 55 buc anh - Anh 10
Ngam Con Dao xua va nay qua 55 buc anh - Anh 11
Ngam Con Dao xua va nay qua 55 buc anh - Anh 12
Ngam Con Dao xua va nay qua 55 buc anh - Anh 13
Ngam Con Dao xua va nay qua 55 buc anh - Anh 14
Ngam Con Dao xua va nay qua 55 buc anh - Anh 15
Ngam Con Dao xua va nay qua 55 buc anh - Anh 16
Ngam Con Dao xua va nay qua 55 buc anh - Anh 17
Ngam Con Dao xua va nay qua 55 buc anh - Anh 18
Dưới con mắt của thực dân Pháp, Côn Đảo là một nơi có khả năng đáp ứng tốt nhất những yêu cầu đối với một nhà tù, chính vì vậy thực dân Pháp đã sớm quyết định xây dựng nhà tù đầu tiên ở Đông Dương trên Hòn Đảo này vào ngày 01/02/1862. Ít lâu sau, tàu Ê Cô chở 50 người tù ra đảo, đây là chuyến tù đầu tiên tới Côn Đảo.
Ngày 04/05/1975 quân giải phóng từ tàu chiến đổ bộ lên Côn Đảo nhưng Côn Đảo đã tự giải phóng cho mình trước đó. Đoàn tù chính trị Côn Đảo được đặt tên là “Đoàn chiến sỹ chiến thắng”. Hơn 4000 tù chính trị đã được đón về đoàn tụ gia đình. Sau ngày giải phóng, Côn Đảo cùng với cả nước bước vào thời kỳ khôi phục và phát triển về mọi mặt: kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Vượt lên những khó khăn về nhiều mặt, cán bộ, nhân dân nơi đây đã nỗ lực vươn lên, để mảnh đất từng hứng chịu bao đày ải, khổ đau từng ngày trở thành một vùng đất tươi đẹp, trù phú.
Côn Đảo tương lai là một đảo du lịch đặc sắc, độc đáo có tầm Quốc gia và Quốc tế, có môi trường du lịch, môi trường dịch vụ đô thị và môi trường sinh thái biển - đảo hướng tới sự đa dạng, hấp dẫn theo hướng bền vững, phát triển đồng thời bảo vệ được các giá trị tài nguyên thiên nhiên và lịch sử văn hóa của đảo, thu hút du khách, dân cư và các nguồn đầu tư phát triển

Tour Khuyến Mãi

 
Top