GOTOUR-Nhà ga Đà Lạt xây từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, là ga cổ nhất còn lại ở Việt Nam; năm 2001 được Bộ Văn hóa Thông tin và Du Lịch công nhận là di tích kiến trúc cấp quốc gia. Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế. Người thi công công trình là thầu khoán Võ Đình Dung, với kinh phí xây dựng là 200.000 france.
Ga xe lửa Đà Lạt có hình dánh như núi Lang Bian hùng vĩ, với chiều dài 66,5m; chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m, kiến trúc giống các nhà ga ở các tỉnh miền Nam nước Pháp, tức là có mái và hai đầu mái uốn vòm. Nếu nhìn từ phía bên hông ta sẽ thấy 3 mái nhọn nhô ra ở phía trên đầu rồi thụt vào ở phía chân, nhưng luôn theo kiểu thẳng đứng.Nhìn từ mặt trước, nhà ga có ba chóp nhọn tam giác tượng trưng cho ba đỉnh núi Lang Biang, còn các mái ngói ở chân tam giác ngoài xiên ra như chân sườn núi.
Đây là một công trình kiến trúc vừa duyên dáng vừa độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây với kiến trúc nhà rông Tây Nguyên, sự tuyệt mỹ của những đường nét họa tiết trang trí đã được nhà nước xếp vào hàng di sản.
Tuyến đường sắt của ga Đà Lạt dài 84km, trong đó xuyên qua 5 hầm rất dốc nên phải sử dụng hệ thống đường ray và đầu máy răng cưa dài 16km. Tuyến đường răng cưa này trở nên độc đáo nhất nước ta và của cả thế giới. Hàng ngày có 3 đội tàu: Tháp Chàm - Đà Lạt - Nha Trang; Tháp Chàm - Đà Lạt; Sài Gòn - Tháp Chàm - Đà Lạt đều đều lăn bánh. Đến năm 1972, khi chiến tranh trở nên ác liệt, tuyến đường sắt này buộc phải ngưng hoạt động.
Đa số người ta biết đến Đà Lạt có một nhà ga xe lửa Đà Lạt đẹp vào bậc nhất Đông Nam Á, đặc sắc với kiến trúc và xây cất theo kiểu Art-Deco, một kiểu kiến trúc được ưa chuộng và thịnh hành ở Âu Châu và cả thế giới vào đầu thế kỷ thứ 20 từ 1925 đến 1939. Nhưng không mấy ai chú ý đến một điều, đường xe lửa lên Đà Lạt là một đường xe lửa răng cưa (cog railroad), độc đáo và hiếm có trên thế giới. Bạn sẽ ngạc nhiên và kỳ thú khi nói đến đường xe lửa răng cưa! Đúng vậy, hệ thống đường rầy xe lửa loại này có thêm một đường rầy ở chính giữa có răng móc như lưỡi cưa, ăn khớp với bánh xe của đầu tầu kéo cũng có răng, được chế tạo đặc biệt không có ở các đầu tàu xe lửa loại thường, để kéo đoàn tàu lên dốc và để giữ cho đoàn tàu không bị tuột nhanh khi xuống dốc. Chúng ta hãy khảo sát qua để biết công trình khó khăn và làm thế nào để người Pháp đã thiết lập được hệ thống đường xe lửa lên Đà Lạt vào đầu thế kỷ thứ 20.
Năm 1903, người Pháp bắt đầu kiến tạo đường xe lửa nối liền thành phố Đà Lạt mát mẻ trên cao nguyên và thành phố Phan Rang nóng nực nằm ven duyên hải với mục đích tạo điều kiện giao thông thuận tiện cho các kiều dân Pháp lên sinh sống, làm việc hoặc nghỉ ngơi trên thành phố Đà Lạt có khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm. Đoạn đường xe lửa Đà Lạt-Tháp Chàm chỉ có 84 cây số. 41 cây số từ Tháp Chàm đến Sông Pha (Krong Pha) được hoàn tất và xử dụng từ năm 1919 còn 43 cây số từ Sông Pha lên Đà Lạt phải mãi đến năm 1932, 13 năm sau mới hoàn tất và xử dụng được, 43 cây số cuối cùng này là núi đồi dốc, 3 nơi phải làm hệ thống đường rày có móc răng cưa và 5 chỗ phải làm đường hầm xuyên qua núi. Tổng cộng công trình kiến tạo là 30 năm để hoàn tất 84 cây số đường xe lửa Phan Rang-Đà Lạt.
Tiến trình kiến tạo đường xe lửa Tháp Chàm-Đà Lạt:
Khởi đầu từ 1893 đến 1913:
- Từ Tháp Chàm (Tourcham) đến Tân Kỳ, 41 Km, hoàn tất và xử dụng năm 1913.
- 1919 hoàn tất từ Tân Mỹ đến Sông Pha (Krongpha)
- 1928 - - - từ Sông Pha đến Eo Gió (Bellevue)
- 1929 - - - từ Eo Gió đến Đơn Dương (Dran)
- 1930 - từ Đơn Dương đến Trạm Hành (Arbre Broye)
- 1933 - - - - từ Trạm Hành đến Đà Lạt
tổng cộng 84 Km từ Tháp Chàm (tourcham) đến Đà Lạt.
Năm 1932, hai kiến trúc sư người Pháp, ông Moncet và Reveron thiết lập đồ án nhà ga xe lửa Đà Lạt và thuê một công ty Việt Nam để xây cất cách Hồ Xuân Hương khoảng 2 Km. Nhà ga được thiết kế đặc biệt theo kiểu Tây phương cộng thêm một vài điểm đặc thù của vùng cao nguyên, phòng hành khách chính giữa mái cao và dốc. Nhà ga được chia làm ba gian nhà, mỗi gian đều rộng lớn với những cửa kính mầu và trần hình vòm cung.
Sau khi đường Hỏa Xa Lâm Viên với đường xe lửa có răng cưa (Cog railway) hoàn tất. Công ty Hỏa Xa “Chemin De Fer” (CFI) của Pháp nhập cảng đầu máy xe lửa chạy được trên đường xe lửa răng cưa vào Việt Nam làm hai đợt.
- Đợt đầu 7 đầu máy. 5 đầu tầu kiểu HG 4/4 của công ty Thụy sĩ SLM Winterthurand (Schweizerische Lokomotiv- und Maschinenfabrik Esslingen) và 2 đầu tầu cũng kiểu HG 4/4 do Công Ty của Đức (German MFE - Maschinenfabrik Esslingen) sản xuất.
- Đợt hai, giữa năm 1930 - 1947 công ty CFI mua được 6 đầu máy cũ (used locomotives) của công ty Swiss FO (Furka-Oberwald), 2 loại HG 4/4 (serial number CFI 40-308 và 40-309) năm 1930 và 4 kiểu HG 3/4 (serial number CFI 31-201 đến 31-204 ) năm 1947.
Với kỹ thuật cổ xưa, đầu máy kéo chạy bằng hơi nước, nấu bằng than, có công xuất từ 600 đến 820 Mã Lực (CV - Chevaux Vapeur). Vì Việt Cộng liên tiếp phá hoại và đặt mìn nên cố gắng lắm hỏa xa Việt Nam mới duy trì được những chuyến xe lửa chạy trên tuyến đường Đà Lạt-Phan Rang cho đến năm 1968, sau đó đành phải ngưng hoạt động.
Đường Xe lửa Sông Pha – Đà Lạt cũng tạo thêm nét đẹp cho phong cảnh vùng Đông Nam Á Châu, đặc biệt với loại đầu máy xe lửa cổ điển chạy bằng hơi nước, kéo những toa tàu dài chở hành khách, ngoằn ngèo như con rắn không lồ, chạy ven theo vách núi, lượn theo những sườn núi toàn là thông mọc thẳng đứng. Khi đoàn tàu leo lên đèo Ngoạn Mục (Bellevue pass), hành khách sẽ có cảm giác kỳ diệu với cảnh trí một bên là triền núi xanh, một bên là khoảng không gian mênh mông, bất tận, trải dài đến chân trời mờ mờ phía xa là bờ biển Thái Bình Dương. Phong cảnh thay đổi ngoạn mục theo từng địa thế cho đến khi con tầu lên đến đỉnh, vùng cao nguyên Lâm Viên mù sương, mát dịu và bắt đầu thấy thoang thoảng mùi thơm của rừng thông, của nhựa thông hòa lẫn với mùi gỗ cháy mang theo từ những cột khói tầu phụt ra đen ngòm. Một cảnh trí thiên nhiên tuyệt vời khó quên.
Hiện nay, tuyến đường sắt của Thành Phố Đà Lạt vừa khôi phục lại 7km để phục vụ khách du lịch Đà Lạt. Du khách trong và ngoài nước đến đây tham quan rất đông, năm 1998 có 7.984 lượt khách, năm 1999 đón 8.446 du khách và năm 2002, chỉ 10 tháng nhà ga đã đón 7.375 khách, trong đó 3.060 du khách ngoại quốc. Ga Đà Lạt còn là nhà ga “cao nhất” Việt Nam, vì nó nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển. Hiện nay, cùng với nhà ga Hải Phòng, ga Đà Lạt là nhà ga cổ kính nhất còn lại ở Việt Nam.
- Tour liên quan: