GOTOUR-An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu từ chỗ sông Mê Kông chảy vào nước ta được chia làm đôi. Phía đông An Giang giáp Đồng Tháp, phía đông nam giáp Tp. Cần Thơ, phía tây nam giáp Kiên Giang, phía tây và tây bắc giáp nước Cam-pu-chia.
An Giang được biết đến với các địa điểm du lịch rất nổi tiếng, như là núi cấm, núi sam, các lễ hội thu hút rất đông du khách tham quan hằng năm như là lễ hội bà chúa xứ, lễ hội đua bò bảy núi.



1. Núi Sam
Núi Sam có tên khác Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn cao 284 m có chu vi 5.200m, là một núi nằm trong vùng Bảy núi, thuộc xã Vĩnh Tế – nay là Phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Núi Sam là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Các tỉnh miền tây . Theo truyền thuyết, núi có nhiều linh hiển, nên có nhiều chùa thờ Phật đã dựng lên tại đây gần 2 thế kỷ. Ðồng bào khắp nơi hành hương về đây cúng lễ rất đông. Có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Trên đỉnh núi có một pháo đài được xây dựng từ thời Pháp.
chau tay an o nui sam
Chùa Tây An ở núi Sam
Trên đỉnh, còn dấu tích một bệ đá, nơi tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam ngự, trước khi được đem về miếu… Bệ đá có chiều ngang 1,60m; dài 0,3m, chính giữa có lỗ vuông cạnh 0,34m, loại trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn.
Trên và quanh núi Sam có rất nhiều chùa miếu, trong đó nổi tiếng nhất là Miếu Bà chúa Xứ, Chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Phước Điền (còn gọi Chùa Hang) là những hạng mục trong Khu di tích lịch sử – Văn hoá núi Sam dã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di tích cấp quốc gia.
Đặc biệt là lễ hội miếu Bà Chúa Xứ hay còn gọi là lễ Vía Bà được tổ chức hàng năm từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch. Lễ Vía Bà hằng năm thu hút rất đông khách thập phương. Đến với lễ hội hội họ vừa được tham dự lễ hội dân gian phong phú để xin cầu tài cầu lộc. Hằng năm thu hút hơn 2 triệu lượt khách tham quan.
2. Thất Sơn – Núi Cấm
Vùng Bảy Núi hay còn gọi là Thất Sơn, gồm bảy ngọn núi không liên tục thuộc 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên của tỉnh An Giang.
Bảy Núi là 7 ngọn núi tiêu biểu trong 37 ngọn núi ở 2 huyện. tên của bảy ngọn núi là: núi Cấm (Thiên Cẩm Sơn), núi Dài Năm Giếng (Ngủ Hồ Sơn), núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), núi Dài (Ngọa Long Sơn), núi Tượng (Liên Hoa Sơn), núi Két (Anh Vũ Sơn), núi Nước (Thủy Đài Sơn).
Vùng Bảy Núi còn là nơi có nhiều lễ hội, phong tục… đặc thù của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, như lễ Chol Chnam Thmay, lễ Pisat bo chia, lễ Pha Chum Bênh (tức lễ Đôn Ta)…và đặc biệt hơn cả là lễ hội Đua bò Bảy Núi được diễn ra vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 hằng năm…
3. Núi Cấm
Núi Cấm là một trong những ngọn núi đẹp và hùng vĩ cũa dãy Thất Sơn . Đây là địa danh du lịch rất nổi tiếng của An Giang và ĐBSCL vì khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp và cây cối luôn xanh tươi. Trên núi có: Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, Cao Đài Tự…Từng được xưng tụng bằng nhiều mỹ từ, là “nóc nhà của đồng bằng”, hoặc một Đà Lạt thứ hai giữa vùng sông nước miền Tây.
Ngoài ra, dọc theo những lối mòn từ chân lên tới đỉnh núi có nhiều điểm tham quan như: suối Thanh Long, suối Tiên, điện Cây Quế, điện Mười Ba, điện Tam Thanh, điện Huỳnh Long, hang Ông Thẻ, hang Ông Hổ, hang Bác Vật Lang, động Thủy Liêm. Dưới chân núi Cấm, về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên, với diện tích khoảng 100 ha, có cảnh quan đẹp, có đường tráng bê tông khá rộng lên đến đỉnh.
tuong di lac  tren nui cam
Tượng di lặc trên núi Cấm
Bên cạnh các nguồn lợi từ du lịch, hành hương, cây trái… núi Cấm còn có các nguồn lợi khác từ tài nguyên, như đá xây dựng, cát núi, đất sét cao-lanh và nước khoáng thiên nhiên…
4. Rừng tràm Trà Sư
Rừng tràm Trà Sư cách thành phố Long Xuyên gần 100 km, thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Với sinh cảnh rừng tràm ngập nước và hệ động thực vật phong phú, Trà Sư biểu trưng cho nét đẹp mùa nước nổi An Giang.
Đây cũng là khu rừng ngập nước nội địa thứ 6 của các tỉnh miền tây . Mặc dù đường vào rừng còn gập ghềnh ổ gà, ổ voi nhưng ai đã một lần đặt chân đến đây sẽ nhanh chóng bị không gian huyền bí của rừng cuốn hút…
rung tram tra su
Rừng tràm Trà Sư
Đứng trước cây cầu vào cổng, trước mắt du khách hiện ra con kênh dài với dòng nước mát lành, thi thoảng lại có chú cá vẫy đuôi làm xao động mặt nước. Ngay cạnh đó là cả dãy rừng tràm xa tít, ngăn ngắt màu xanh. Từ đây, du khách không đi bằng xe nữa mà phải dùng ghe, xuồng nhỏ để dễ dàng len lỏi trong các ngóc ngách của rừng. Ngồi trên xuồng, nhè nhẹ từng nhịp chèo khua trên dòng nước trong xanh, ngắm hàng chục loài chim hót véo von trên từng ngọn tràm mà ngỡ như mình đang lạc vào xứ sở thần tiên.
Đất lành chim đậu, một số loài chim nước sống quanh năm ở đây như cò, cồng cọc, dang sen, bìm bịp, lele… Ngoài ra còn có cả dơi quạ.
5. Cù Lao Giêng
Cù lao Giêng là một hòn đảo lớn (cù lao) nay thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang (gồm các xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân).
Với cảnh quan thiên nhiên đầy sức quyến rũ của một vùng sông nước, cá lội tung tăng cùng vô vàn chủng loại cây trái đặc sản của miền phù sa nước ngọt, Cù Lao Giêng còn có những công trình văn hoá và mỹ thuật tiêu biểu như Chùa Bà Lê (Phước Hội Tự), một di tích lịch sử cách mạng thuộc xã Hội An, huyện Chợ Mới đã được Nhà nước công nhận di tích quốc gia. Hiện nay, bên trong còn thờ những bài vị của các anh hùng liệt sĩ cách mạng dưới hình thức tôn giáo để che mắt giặc trong thời chiến tranh.
thanh duong cu lao gieng
Thánh đường Cù Lao Giêng
Với quê sông nước hữu tình nằm giữa sông Tiền với nhiều công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc như Quần thể kiến trúc Thiên chúa giáo xã Tấn Mỹ, Thánh đường Cù lao Giêng, Chùa Đạo Nằm, Phủ thờ Mã Tộc, Chùa Bà Vú,… Cũng là nơi xuất thân của nhiều danh nhân An Giang.
Ngoài ra còn có 1 số nơi như là Hồ Thoại Sơn, Búng Bình Thiên, nhà Bảo Tàng tỉnh An Giang, khu tưởng niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng,….

Tour Khuyến Mãi

 
Top